Hướng dẫn cách đào móng nhà chi tiết an toàn và hiệu quả

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết

1. Móng nhà là gì?

Móng nhà cũng giống như phần chân đế của công trình với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau phù hợp với tính chất khu đất cũng như quy mô của từng công trình. Khi công trình của bạn có quy mô lớn hơn hoặc nằm ở những nơi có nền đất yếu thì móng nhà cần có tiết diện to, sâu và vững chắc hơn.

2. Các loại móng nhà thông dụng ở Việt Nam hiện nay

Móng băng: Thường có dạng dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (chéo nhau theo hình chữ thập), để đỡ tường hoặc cột, việc thi công móng băng thường là đào móng xung quanh mặt bằng của công trình hoặc đào móng song song với nhau trong mặt bằng đó.

Móng cọc: Là loại móng bao gồm cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng công trình xuống lớp đất tốt, đến tận lớp sỏi nằm ở dưới sâu.

Móng tự nhiên: Là loại móng tự nhiên được tạo sẵn có đủ độ bền cho các công trình nhỏ và nhẹ.

Móng đơn: Là loại móng có 1 hoặc 1 cụm cọc bê tông tập trung để chịu toàn bộ tải trọng của công trình.

Móng bè: Là loại móng nông được rải trên bề mặt công trình đối với những nơi có nền đất yếu hoặc theo yêu cầu của thiết kế.

3. Đào móng nhà có tác dụng gì?

Trước khi khởi công xây dựng mỗi công trình, nhà thầu thi công sẽ tiến hành đào và san lấp hố móng, việc đào hố móng sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích như:

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công phần móng nhà và công trình

Đảm bảo khả năng chịu lực của toàn bộ công trình trên nền đất

Đảm bảo phần móng được xây dựng theo tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế xây dựng

Hạn chế lún không đều giữa các móng

Loại bỏ các vật liệu hoặc điều kiện không phù hợp khỏi đáy móng, từ đó, tránh ảnh hưởng đến kết cấu móng chịu lực của tòa nhà.

Do đó, việc đào, san lấp nền móng cần được thực hiện cẩn thận, nghiêm ngặt để đảm bảo không có tác nhân phá hoại, ảnh hưởng đến phần móng của ngôi nhà.

4. Một số lưu ý khi đào móng nhà (đào đất móng nhà)

Khi đào móng cho nhà mình, gia chủ cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây để có thể nhanh chóng đạt được hiệu quả:

Nên áp dụng phương pháp đào móng (đào đất) thủ công hoặc đào bằng máy để hiệu quả, tiết kiệm và an toàn nhất.

Cần gia cố các hộ liền kề trước khi đào móng, gia cố bằng biện pháp văng chống và ép cừ…

Kiểm tra độ sâu đào không được sâu hơn móng nhà liền kề, trường hợp đào móng tầng hầm thì cần tiến hành ép cừ và văng chống cừ để gia cố cho các nhà liền kề tránh một số nguy hiểm có thể xảy ra.

Đào móng khi thời tiết khô ráo, tránh mưa gió để không gây ra nguy hiểm cho các hộ liền kề.

Cách thức đào móng như thế nào để tiến hành các công việc tiếp theo thuận lợi & tiết kiệm nhất. Ví dụ như khi đào móng để ép cọc thì đào như thế nào? Và khi đào móng đóng cọc tre thì đào như thế nào cho đúng kỹ thuật?

5. Đào móng để đóng cọc tre, ép cọc bê tông, khoan cọc nhồi như thế nào?

5.1 Đào móng đóng cọc tre như thế nào?

Trong dân gian, phương pháp đào móng cọc tre rất phổ biến trong quá trình gia cố nền đất yếu, được các công ty đào móng sử dụng phổ biến khi gia cố móng cho nhà ở, nhà dân hay các loại công trình cấp 4…

Giải pháp này có ưu điểm là tiết kiệm khá nhiều chi phí và tiện lợi, tuy nhiên, trong quá trình thi công, các kỹ sư cần phải có kinh nghiệm cũng như khảo sát kỹ lưỡng công trình trước khi thực hiện.

Các đơn vị thi công đào móng nhà dân thường sử dụng phương pháp đóng cọc tre này cho những công trình có tải trọng không quá lớn. Là giải pháp cực kỳ hữu hiệu giúp ổn định và cải thiện độ nén của đất, giảm hệ số rỗng và nâng cao khả năng chịu tải của nền đất cho mỗi công trình trong quá trình thi công.

Ở thời điểm hiện tại, các đơn vị thi công đào móng công trình giá rẻ nói riêng và miền Bắc nói chung thường dùng phương pháp này nhiều hơn miền Nam, nó thường được sử dụng ở những khu vực ẩm ướt, đất lấp từ ao, v.v.

Thông thường, tuổi thọ của cọc tre có thể lên tới 50-60 năm hoặc lâu hơn, để đào móng đóng cọc tre ta phải đào móng hình ao.

Đào đến độ sâu thiết kế & đào toàn bộ diện tích móng để tiến hành đóng cọc tre, khoảng cách trung bình giữa các cọc tre sẽ là 20-25cm, đây là tiêu chuẩn thi công phù hợp nhất, nếu dày hơn sẽ gây khó khăn nhất định trong quá trình thi công.

5.2 Đào móng như thế nào để có thể ép cọc bê tông, khoan cọc nhồi?

Khi đào móng để thi công móng bè thì phương pháp gia cố móng bằng cọc tre là đào theo phương pháp móng ao, nhưng khi đào móng để ép cọc hay khoan cọc nhồi đào móng thì hơi khác một chút.

Để đào móng, khoan cọc nhồi hoặc ép cọc bê tông chúng ta chia làm hai trường hợp.

+ Trường hợp đầu tiên

Nếu diện tích móng hẹp, chiều rộng công trình nhỏ hơn 4m thì chia biện pháp đào móng thành 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu này là công đoạn đảo móng, phá toàn bộ kết cấu móng cũ, phá bể nước, phá bể phốt & hót các khối bê tông lớn, sau đó san lấp trả lại mặt bằng để tiến hành ép cọc, đóng cọc hoặc khoan cọc nhồi.

Giai đoạn 2: Sau khi ép cừ, ép cọc hoặc khoan cọc nhồi rồi nạo vét đến cos thiết kế, lúc này tiến hành đào dạng đào ao.

+ Trường hợp thứ hai

Trường hợp này áp dụng khi công trình lớn, tiến hành đào mở móng (đào theo kiểu đào ao), trường hợp này sẽ đào như khi đào đóng cọc tre, cách thức thực hiện không có quá nhiều khác biệt.

Dịch vụ đào móng công trình ngày nay phát triển vô cùng mạnh mẽ do nhu cầu xây dựng ngày càng nhiều, điều mà bất kỳ gia chủ nào cũng cần quan tâm đó là lựa chọn đơn vị thi công đào móng giá rẻ có nhiều năm kinh nghiệm, uy tín, quy trình làm việc bài bản.

6. Đào móng sâu bao nhiêu là đủ? Hay còn gọi là định mức, tiêu chuẩn đào móng

Nhiều người vẫn băn khoăn về việc đào móng với độ sâu bao nhiêu là đủ, chúng tôi sẽ giải thích & trả lời câu hỏi của bạn thông qua các ý sau:

Độ sâu đào cơ bản sẽ được xác định bởi các nhà thiết kế kết cấu, độ sâu hố đào phải đảm bảo sau khi làm móng cốt +-0.00 phải vừa phải (ở đây vừa phải là khi mùa mưa không bị ngập lụt, ra vào thuận lợi thoải mái).

Chiều sâu đào không được sâu hơn nhà liền kề không có cốt thép, nếu có biện pháp gia cố móng nhà liền kề thì độ sâu đào móng tùy theo thiết kế…

Dựa vào 2 yếu tố trên ta sẽ đưa ra chiều sâu đào móng cho công trình.

7. Đào móng sâu hơn nhà bên cạnh có sao không?

Nhiều đơn vị thi công chọn phương án đào móng sâu hơn móng của hai ngôi nhà liền kề, nhưng nó tiềm ẩn nhiều hệ lụy.

Nếu bạn đào sâu hơn, nền móng của bạn sẽ phải chịu tải trọng của cả hai cấu trúc, khi móng không chịu đủ tải trọng có thể bị nghiêng, lún, nứt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sập công trình.

Ngoài ra, việc đào móng sâu hơn nhà bên cạnh cũng sẽ dẫn đến hở móng, sụt móng, sập nhà, ví dụ móng nhà bên đào sâu 1m, nhà mình đào 2m thì đất dưới chân móng nhà bên sẽ chảy vào hố đào, mất đi lớp đất nền, chắc chắn móng sẽ không vững, nhà dễ bị sụt, đổ.

Nếu đào móng nông hơn thì cũng không phải là một phương án thi công tối ưu, vì lúc đó ngôi nhà đó sẽ phải gánh thêm tải trọng cho ngôi nhà của bạn, và khi móng nhà bên cạnh không đủ vững chắc thì cả hai công trình sẽ bị nghiêng, nứt, sập bất cứ lúc nào.

7.1 Có nên đào móng nhà sâu hơn nhà bên?

Khi xây nhà ở khu vực giáp ranh, mặt phố, không nên đào móng sâu hoặc nông hơn móng nhà bên cạnh, nếu không đáp ứng được yêu cầu thiết kế về tải trọng, thì phải có các phương án thay đổi kích thước móng cho phù hợp, đảm bảo móng nhà được đào sâu như móng các công trình liền kề.

Trong trường hợp làm móng cọc ép, gia chủ không cần quan tâm đến độ sâu của móng so với công trình liền kề, điều quan trọng là nền móng phải sâu bao nhiêu để có thể chịu được tổng tải trọng của tòa nhà và chi phí là bao nhiêu?

Tất nhiên trong quá trình thi công vẫn phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho phần móng của nhà liền kề, tính toán, khảo sát sát địa chất, móng nhà gần đó.

7.2 Đào móng sâu vừa phạt vừa bồi thường

Nếu đào móng sâu làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh thì nhà thầu và chủ nhà phải bồi thường thiệt hại cho nhà bên cạnh theo thỏa thuận.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các trường hợp gây lún, sụt hoặc có nguy cơ làm sập đổ các công trình lân cận. Nhưng nếu không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thì phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Ngoài ra, nhà thầu sẽ phải dừng thi công công trình, sửa chữa, khôi phục nguyên trạng cho gia chủ.

8. Giải pháp móng nhà tối ưu nhất

Móng cọc nhồi và cọc khoan nhồi là giải pháp thi công móng hiệu quả và an toàn cho nhà liền kề.

Với móng cọc ép, trước khi làm phải khoan hút một lượng lớn đất bên dưới, điều này là để giảm thể tích của khối đất nén, hoặc cũng có thể dùng biện pháp ép cọc xung quanh để đất không tràn sang nhà bên cạnh.

Tuy nhiên nếu gặp đất sét hoặc nền đất yếu thì không xử lý được, phải sử dụng móng cọc khoan nhồi mới đạt yêu cầu kỹ thuật.

Móng cọc khoan nhồi phù hợp với đất yếu và đất sét, phương pháp này khắc phục được nhược điểm của móng cọc trên, khi khoan cọc nhồi chỉ tạo ra những rung động nhỏ. Do đó, không làm ảnh hưởng đến nhà bên cạnh, không trồi lên, nứt hoặc vỡ, tuy nhiên, giá thành cao gấp 1,4 – 1,7 lần so với móng cọc ép thông thường.

9. Một số biện pháp an toàn khi đào móng sâu

Nếu móng cọc ép, cọc khoan nhồi sâu hơn móng nhà bên cạnh thì cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Trước khi đào móng

Xây nhà, muốn đào hố móng sâu hơn nhà bên cạnh thì nhà thầu thi công phải dùng cừ Larsen, tường vây… Trước khi đào móng phải làm tường bao quanh kiên cố, sau đó mới đào.

Trước khi đào móng cần khảo sát công trình lân cận, đồng thời lập hồ sơ hiện trạng các công trình lân cận trước khi thi công theo quy định của pháp luật.

+ Trong khi đào móng

Phải có sự giám sát thi công chặt chẽ trong suốt quá trình đào đất, chủ đầu tư phải thực hiện các biện pháp quan trắc thường xuyên để phát hiện và cảnh báo kịp thời các sự cố và đưa ra một kế hoạch để đối phó với nó.

Quy trình đào móng xây dựng nhà ở phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, cây nhà theo đúng giấy phép, không vượt quá chiều cao hoặc xâm phạm quyền của các công trình lân cận.

Trong khi đào móng, nếu phát hiện có vấn đề ảnh hưởng đến móng nhà liền kề thì phải ngừng thi công, tiến hành sửa chữa theo yêu cầu của chủ nhà liền kề hoặc cơ quan có thẩm quyền. Nếu không, sẽ phải bồi thường công trình ở bên cạnh theo quy định.

10. Hướng dẫn chi tiết cách đào móng nhà 1, 2, 3 tầng

10.1 Chuẩn bị giải phóng mặt bằng, làm móng

Giải phóng mặt bằng là bước thứ nhất trong quy trình đào móng nhà, giải phóng mặt bằng bao gồm các công việc cần được thực hiện như phá dỡ các cấu trúc cũ, vận chuyển tất cả chất thải xây dựng cũ từ công trường.

Tái tạo mặt bằng để chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo trong quy trình làm móng, giai đoạn này thường đơn vị thi công sẽ nghiệm thu trọn gói nhưng gia chủ cần phải giám sát, đảm bảo quá trình vận chuyển, phá dỡ diễn ra an toàn.

10.2 Chuẩn bị nhân lực, vật tư thi công phần móng nhà

Thông thường, việc chuẩn bị nhân lực và vật tư phải diễn ra trước khi thi công, ngày đào móng, mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng và diễn ra suôn sẻ, rõ ràng.

Bên cạnh những vật tư xây dựng cần thiết như máy móc, sắt thép, gạch… thì việc chuẩn bị đường điện nước cung cấp cho toàn bộ quá trình thi công cũng phải được đảm bảo đầy đủ.

10.3 Định vị công trình và móng nhà

Đơn vị thi công cần tiến hành định vị công trình dựa trên hồ sơ thiết kế và thông số của công trình cũ đã xây dựng, sau khi xác định vị trí công trình, đo đạc móng và xác định khối lượng, độ sâu móng phù hợp, chính xác, bạn có thể tiến hành đào hố móng với máy móc và nhân lực đã chuẩn bị sẵn.

Móng nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cách đào móng, nếu chỉ một chút sai sót nhỏ trong quá trình giác móng sẽ khiến ngôi nhà của bạn không còn vuông vức. Nhắc đến xây dựng và thi công, hậu quả của việc giác móng nhà không chính xác còn lớn hơn khi mọi chi tiết, cấu kiện bên trong ngôi nhà không thể vuông vức như trước, từ gạch lát nền cho đến gạch ốp lát…đều phải cắt chéo theo. Càng về sau, các đồ nội thất như giường, kệ, tủ… không được kê sát tường sẽ tạo cảm giác xấu xí cho ngôi nhà. Vì vậy, cần phải thực hiện công đoạn giác móng một cách chính xác nhất.

Một số lưu ý khi đào móng bắt đầu từ việc cần đào rộng phần móng để xây dựng, tránh bị sụt nền, trong khi đào móng việc gặp phải nước ngầm là điều không thể tránh khỏi nên cần phải bơm hút hết nước trong hố móng ra ngoài, sau đó tiếp tục làm sạch đáy móng để khô bằng cách đệm một lớp cát sạch.

Trước khi đổ móng phải rửa sạch móng và cột thép bằng nước trước khi đổ móng, kỹ sư giám sát sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra thép được bố trí đúng theo tính toán trong thiết kế, đảm bảo kết cấu công trình trong quá trình thi công và hoàn thiện.

11. Đơn giá thi công đào móng nhà được tính như thế nào?

Hiện nay các công trình đào móng được tính theo đơn giá mét khối (m3), đơn giá này sẽ khác nhau cho các dự án khác nhau.

Chúng ta có thể tổng hợp và chia đơn giá đào móng nhà thành 2 nhóm: Nhóm đào móng bằng máy và nhóm đào móng thủ công, đơn giá đào móng bằng máy thường sẽ thấp hơn đơn giá đào móng bằng thủ công, tùy theo điều kiện của từng loại dự án khác nhau mà có hình thức thực hiện khác nhau sao cho phù hợp và thuận tiện nhất.

11.2 Đơn giá thi công đào móng công trình thủ công

Thông thường, phương pháp đào móng thủ công được áp dụng ở những công trình có diện tích chật hẹp, đường vào công trường chật hẹp mà máy móc không thể vào được hay ở những nơi người ta không cho đào bằng máy…

Việc sử dụng sức người là phương pháp duy nhất và đây cũng là phương pháp tối ưu được sử dụng trong trường hợp này, và giá đào móng thủ công sẽ cao hơn giá đào móng bằng máy, nó dao động từ 300.000đ đến 400.000đ/m3 tùy vào điều kiện thi công của mỗi công trình.

11.3 Đơn giá đào móng nhà bằng máy xúc lớn

Phương pháp đào móng bằng máy lớn áp dụng cho các loại công trình có mặt bằng rộng, lúc này máy móc hỗ trợ các thao tác, công đoạn được áp dụng nên thời gian thực hiện nhanh chóng, không tốn quá nhiều sức lực của con người.

Đơn giá thi công đào móng bằng máy sẽ khác & thường thấp hơn so với đào thủ công, phương pháp đào móng bằng cơ giới được áp dụng ở những công trình có mặt bằng rộng, đường vào công trình rộng, dân cư được phép sử dụng máy móc, phần lớn, những công trình có thể sử dụng máy luôn được các đơn vị đào móng áp dụng.

12. Quy trình thi công đào móng nhà của công ty xây dựng Văn Phương

Tại công ty chúng tôi, bất kỳ công việc, hạng mục công việc nào cũng được thực hiện đúng & theo quy trình. Vì vậy, khách hàng luôn hài lòng với dịch vụ đào móng giá rẻ của công ty chúng tôi, dù bạn đào móng cho nhà cũ hay nhà mới thì các bước đều được thực hiện tuần tự như sau:

Bước 1: Khách hàng liên hệ với Văn Phương qua số hotline 0901 728 168 trên website

Bước 2: Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, công ty sẽ hẹn & cử kỹ sư đến trực tiếp công trình để khảo sát, tư vấn trực tiếp cho gia chủ phương án phù hợp nhất, an toàn nhất.

Bước 3: Tiến hành báo giá dịch vụ đào móng, công ty chúng tôi sẽ tiến hành gọi điện trực tiếp hoặc gửi email.


Quy trình thi công đào móng nhà của công ty xây dựng Văn Phương

Bước 4: Lấy ý kiến của khách hàng, hai bên đi đến thống nhất về phương thức thực hiện cũng như giá cả, ký hợp đồng và xác định thời gian thực hiện.

Bước 5: Tiến hành thi công đào móng.

Bước 6: Bàn giao mặt bằng và thanh lý hợp đồng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà thầu uy tín, chất lượng, hãy chọn công ty đào móng nhà Văn Phương, đến với chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ, tư vấn một cách nhanh nhất & nhiệt tình nhất cùng với giá cả phải chăng, hy vọng thông qua bài viết có thể mang đến những thông tin hữu ích cho quý khách!

Bài viết liên quan

0901.728.168